Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Đồng Phục Đầu Bếp
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những mẫu đồng phục của các đầu bếp lại nhiều chi tiết và kiểu dáng đến vậy không? Cũng dễ hiểu thôi! Cũng như bao ngành nghề khác trong xã hội, từng thành phần của bộ Đồng Phục Đầu Bếp đều mang ý nghĩa và công dụng riêng biệt ẩn sâu trong chúng. Mang trong mình sứ mệnh tạo ra những món ăn có thể thỏa mãn được các nhu cầu của thực khách, Đồng phục đầu bếp là một trong những phương tiện mang lại cho những người hành nghề nấu nướng sự tự tin trong môi trường làm việc cũng như hỗ trợ họ trong các quy trình chế biến thực phẩm một cách hiệu quả.
Các Loại Phụ Kiện Thông Dụng của Đồng Phục Đầu Bếp
Không chỉ đơn thuần là bộ trang phục "2 mảnh", Đồng Phục Đầu Bếp có cả một quá trình dài về lịch sử hình thành và sự phát triển cùng các xu thế thời trang hiện đại. Chính vì vậy mà những bộ đồng phục dành cho đầu bếp thường trông khá rườm rà với nhiều phụ kiện.
1. Mũ Đầu Bếp
Vốn chỉ quẩn quanh làm việc bếp núc mà cũng phải đội mũ? Không phải vì họ sợ cái nóng/ cái lạnh của thời tiết đâu bạn ạ. Họ đang cách ly và che kín tóc để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến đấy. Và với sự phát triển của các xu thế thời trang nhanh chóng như ngày nay, mũ đầu bếp còn được xem như vật trang trí, biểu tượng đặc trưng của ngành nghề nấu nướng và tạo nét cá tính cho người sử dụng. Hiện có đến 5 loại mũ đầu bếp phổ biến trên thị trường như:
+ Mũ beret(Mũ nồi): tiện lợi với thiết kế vành tròn hình trụ ngắn. Đây là kiểu thiết kế xuất phát nguồn những chiếc mũ nồi thông dụng của quân đội thời xưa.
+ Mũ skull: kiểu mũ hình trụ đầu tròn và dẹt.
+ Mũ toque: kiểu mũ hình ống trụ cao và xếp ly. Họ thường đồn đại rằng độ cao của chiếc mũ toque tượng trưng cho số năm kinh nghiệm của người đầu bếp; còn số đường nếp xếp ly chính là số lượng món ăn mà anh ta/ cô ta có thể phục vụ.
+ Mũ Flared Toque: một biến kiểu của mũ toque - thay những đường xếp ly bằng phần đầu phồng ra ở phía trên.
+ Mũ Chef Wrap: như một chiếc khăn rằn được cột khéo.
Những chiếc mũ đầu bếp tượng trưng cho "An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm".
2. Áo Đầu Bếp
Thường là loại áo có vạt dài đến tận đầu gối. Áo đầu bếp truyền thống thường là màu trắng, dài tay, cấu tạo bởi lớp vải cotton dày( thường là 2 lớp) để bảo vệ người đầu bếp khỏi dầu mỡ nóng, khói, lửa... trong quá trình nấu nướng món ăn. Nhưng hiện nay, nhằm đem đến tác phong chuyên nghiệp và thân thiện hơn cho những nhân viên bếp núc của mình, các chủ nhà hàng có thể sử dụng nhiều màu sắc đồng phục đầu bếp khác nhau, và phổ biến nhất là màu đen - biểu tượng của tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, kiểu dáng cũng có thể linh hoạt thay đổi như áo đầu bếp tay ngắn, có in thêu logo/ chức vụ tại ngực hoặc vai áo, làm hàng cúc áo ẩn bên trong ...
Mẫu đồng phục áo bếp đen, tay ngắn.
3. Khăn đầu bếp
Trong việc bếp núc, đây là chiếc khăn quàng cổ được làm từ vải sợi mềm, giúp các đầu bếp thấm mồ hôi hoặc sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như: cầm máu vết thương tích khi có tai nạn, che mặt khỏi khói/ dầu mỡ, giữ ấm cho cổ khi có nhu cầu sử dụng kho đông lạnh... Bạn có thể linh hoạt phối hợp màu sắc của những chiếc khăn đầu bếp để tạo nên điểm nhấn cho bộ đồng phục đầu bếp, hoặc đơn giản hơn là tạo nên nét cá tính cho bản thân chẳng hạn.
Mẫu khăn đồng phục đầu bếp.
Ngoài 3 vật dụng kể trên ra thì linh kiện đồng phục đầu bếp còn bao gồm Quần tây và những chiếc tạp dề đồng phục. Vì sự đa đạng và phức tạp của những bộ Đồng Phục Đầu Bếp, hãy để Đồng Phục Hoàng Vy tư vấn thêm cho bạn kiểu dáng phù hợp nhé.
© 2017 MONAMIE. All rights reserved